Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh: Tổ chức hội nghị góp ý dự án Luật Thống kê (sửa đổi)

Thứ hai - 14/09/2015 21:00 62 0

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh: Tổ chức hội nghị góp ý dự án Luật Thống kê (sửa đổi)

Để chuẩn bị các dự án Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội. Chiều ngày 08/9/2015, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành đối với dự án Luật Thống kê (sửa đổi). Ông Nguyễn Thành Tâm – Bí thư huyện ủy Gò Dầu, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh chủ trì hội nghị.
 
Bà Phùng Thị dâu, PGĐ Sở Tư pháp tỉnh phát biểu tại Hội nghị

 

Các đại biểu thống nhất cao về các nội dung dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật và dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này. Các ý kiến đại biểu phát biểu tập trung vào một số vấn đề như về phạm vị điều chỉnh (Điều 1), có ý kiến cho rằng phạm vi điều chỉnh (Điều 1) của dự thảo Luật chưa rõ ràng, chưa tách biệt giữa hai phạm vi hoạt động thông kê nhà nước và ngoài nhà nước.

 

Do vậy, đề nghị xem xét và quy định rõ hơn phạm vi hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước và ngoài nhà nước; Về cơ quan quản lý nhà nước về thống kê (Điều 7), có ý kiến đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu và quy định cơ quan thông kê Trung ương trực thuộc Quốc hội để hoạt động độc lập, khách quan nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê và người làm công tác thống kê, đối với cơ quan thống kê cấp Tỉnh độc lập, không trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

 

Về hệ thống thông tin thống kê nhà nước (Điều 12), đề nghị Điều 12 bổ sung thêm một khoản quy định, cụ thể: 5. Hệ thống thông tin thống kê cấp xã. Bởi vì trong thời gian qua  cấp xã làm công tác thống kê đã và đang phát huy tốt vai trò của mình vừa là đơn vị thu thập thông tin vừa cung cấp thông tin, đồng thời để phù hợp với khoản 4, Điều 7 có nêu Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.

 

Về Phân loại thống kê quốc gia (Điều 23), đề nghị xem xét lại cách phân loại thống kê này có đảm bảm đầy đủ, chính xác từng ngành, từng lĩnh vực và có phù hợp chuẩn mực quốc tế của hệ thống phân loại và từng chỉ số thống kê không ?; Đề nghị cần phải phân tích, đánh giá thêm hiện trạng phân loại thống kê của từng địa phương để xây dựng phân loại thống kê quốc gia được chính xác hơn; Về Tổng điều tra thống kê quốc gia (Điều 28), đề nghị cần quy định cụ thể thời điểm, thời gian hoặc giai đoạn để tiến hành các cuộc điều tra, hạn chế điều tra liên tục. Đồng thời, trong các chỉ tiêu điều tra phải bao hàm những yếu tố, ngành, lĩnh vực chủ yếu, cơ bản phục vụ thiết thực cho công tác đánh giá, rà soát, phân tích dữ liệu của các cuộc thống kê; đảm bảo các số liệu của hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Luật cần quy định thời gian 10 năm điều tra, thống kê quốc gia một lần.

 

Về Người làm công tác thống kê (Điều 69), tại khoản 2 Điều 69 quy định  tiêu chuẩn người làm công tác thống kê chưa đầy đủ, đề nghị ngoài các tiêu chuẩn quy định tại mục a và mục b của dự thảo Luật cần quy định thêm tiêu chuẩn như một số ngành khác: giám sát, thẩm định, kiểm toán, thanh tra, ... nhằm tạo điều kiện thu hút một số cá nhân có chuyên môn của nhiều chuyên ngành khác liên quan, sau khi qua một khóa tập huấn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về thống kê sẽ được sát hạch để được xét cấp chứng chỉ hành nghề thống kê hoặc giấy chứng nhận thống kế viên. Do vậy, khoản 2, Điều 69 bổ sung thêm một khoản, cụ thể: “c) Có nghiệp vụ chuyên môn ở một số lĩnh vực khác như giám sát, thẩm định, kiểm toán, thanh tra.” Về trách nhiệm của bộ, ngành trong trường hợp không thực hiện ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương (Điều 19, 25, 31 và Điều 49):  Đề nghị phân tích, giải trình rõ khoản 5 Điều 19, khoản 5 Điều 25, khoản 5 Điều 31 và khoản 5 Điều 49. Trong trường hợp bộ, ngành không tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương thì người có thẩm quyền ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành tự quyết định và chịu trách nghiệm; Nếu thực hiện như nội dung này có đảm bảo tính khách quan chính xác về thông tin thống kê không? Và nếu như giữa cơ quan thống kê trung ương và người có thẩm quyền bộ, ngành mâu thuẫn nhau về thông tin thông kê thì cơ quan nào sẽ đứng ra giải quyết, …


Thay mặt Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Thành Tâm đánh giá cao các ý kiến góp ý chuyên sâu và chất lượng của các đại biểu. Đoàn ĐBQH tổng hợp và  báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

 

 Theo Trang TTĐT Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Tây Ninh

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay796
  • Tháng hiện tại32,677
  • Tổng lượt truy cập1,470,616
ChiSoThongKe
xúc tiến đầu tư
công khai minh bạch
góp ý văn bản dự thảo
cải cách hành chính
đạo đức HCM
hỏi đáp
thư điện tử
kế hoạch
lịch làm việc

Liên kết website

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây