Vị trí cây mía ngày càng yếu thế trong cuộc cạnh tranh với các cây trồng trọng điểm khác

Thứ năm - 21/05/2015 23:20 212 0

Vị trí cây mía ngày càng yếu thế trong cuộc cạnh tranh với các cây trồng trọng điểm khác

Theo kết quả điều tra diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2014-2015, vụ sản xuất này toàn tỉnh Tây Ninh gieo trồng được 138.091 ha cây trồng các loại, tăng 2,43% so với cùng kỳ, nhưng diện tích cây mía trồng mới trong vụ chỉ đạt 14.245 ha, giảm 22,66% so với cùng kỳ (-4.173,73 ha)

 

 

 

Diện tích mía Tây Ninh chủ yếu trồng tập trung tại 4 huyện Tân Châu, Châu Thành, Tân Biên và Dương Minh Châu với diện tích vụ này 11.953 ha, chiếm 83,90% diện tích mía toàn tỉnh. Diện tích mía năm nay giảm mạnh so cùng kỳ do cơ chế thị trường, giá cả các loại cây trồng biến động theo hướng bất lợi cho người trồng mía. Mặt khác, vùng trồng mía tập trung qua nhiều năm độ màu mỡ của đất giảm dần nên làm tăng chi phí đầu tư; chi phí đầu tư cao, hiệu quả thấp, mất đi tính cạnh tranh với các cây trồng khác nhất là mì … trồng mía gặp nhiều rủi ro, tình hình thu hoạch thường chậm do  các nhà máy tổ chức không tốt lịch thu hoạch mía  ,tình trạng mía cháy diễn biến phức tạp cùng với sự phá hoại của sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu làm giảm năng suất; dẫn đến tình trạng nông dân phá bỏ diện tích mía chuyển sang trồng loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn ngày càng nhiều… Các huyện có diện tích mía giảm nhiều như huyện Tân Châu (-1.339,54 ha), Dương Minh Châu (-800,3 ha), Tân Biên (-971 ha), Châu Thành (-806,48 ha).

 

 

Trái ngược với tình trạng của cây mía là cây mì, diện tích gieo trồng mì trong vụ thực hiện 57.608 ha, so với năm trước tăng 14,12% (+7.128,8 ha). Với đặc thù là cây dễ trồng, ít kén đất, đầu tư thấp phù hợp với kinh tế nông hộ nên cây mì phát triển nhanh tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Dương Minh Châu với diện tích 52.091,6 ha, chiếm 90,42% diện tích mì toàn tỉnh. Chủ trương của lãnh đạo tỉnh xem cây mì là một trong các cây trồng chính của tỉnh và ngành sản xuất chế biến củ mì là ngành kinh tế quan trọng.

 

 

Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đặc biệt là đất đai phù hợp với cây mì. Trong những năm gần đây giá khoai mì tương đối ổn định, kỹ thuật canh tác đơn giản, người nông dân đã có những kinh nghiệm thâm canh tốt, sản xuất mì đạt hiệu quả cao, sản phẩm dễ bán so với cây trồng cạnh tranh là mía, cây mì ngày càng lấn lướt cây mía, một số diện tích trồng mía năm trước đến nay chuyển sang trồng mì. Mặt khác năm nay, do mưa thượng nguồn ít nên tận dụng mực nước hồ Dầu Tiếng rút xuống người dân tiến hành trồng mì tưới ngắn ngày dẫn đến diện tích mì huyện Tân Châu tăng mạnh. Do hệ thống cơ sở chế biến có khả năng phục vụ cho một vùng nguyên liệu lớn, sản phẩm bột mì Tây Ninh bước đầu đã có thị trường cả trong và ngoài nước, chính vì vậy diện tích mì trong tỉnh không ngừng tăng qua các năm.

 

 

Không phải chỉ với cây mì, nếu trên những vùng đất cao cây mía đang chịu lép vế trước cây mì thì ở những diện đất thấp cây mía cũng đang mất dần lợi thế cạnh tranh trước cây lúa. Diện tích cây lúa gieo trồng trong vụ thực hiện 44.356 ha, tăng 4,02% so với cùng kỳ (+1.788,4 ha). Lúa là cây trồng chính của tỉnh, diện tích lúa chiếm 32,12% trong tổng diện tích gieo trồng trong vụ. Trong đó tập trung chủ yếu ở 4 huyện Châu Thành, Trảng Bàng, Bến Cầu và Gò Dầu với diện tích 40.579,9 ha, chiếm 91,49 % tổng diện tích lúa toàn tỉnh.

 

 

 Những năm gần đây diện tích lúa liên tục giảm nguyên nhân do chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa chuyển sang trồng mì và một số cây trồng khác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên vụ đông xuân 2014-2015 này do tình hình thời tiết năm trước mưa nhiều nên một số vùng đất trũng người dân chuyển sang trồng mì bị ngập úng nên năm nay người dân trở lại trồng lúa. Một số diện tích đất thấp trồng mía không hiệu quả người dân chuyển sang trồng lúa. Phần lớn diện tích đất Tây Ninh được tưới tiêu chủ động nên có khả năng đa dạng hóa cây trồng, nhất là luân canh cây trồng cạn (đậu phộng, thuốc lá, rau,…) với lúa đảm bảo bền vững cả về sinh thái và kinh tế nên diện tích lúa tăng.

 

 

Tình hình giá cả và thời tiết thuận lợi, mưa thượng nguồn không nhiều nên diện tích bị ngập úng dọc theo sông Vàm Cỏ Đông ít hơn nên người dân tranh thủ gieo trồng cây lúa sớm hơn làm cho diện tích cây lúa tăng. Diện tích lúa vụ Đông xuân năm nay tăng nhiều ở các huyện: Tân Biên (+766 ha), Bến Cầu (+752 ha), Châu Thành (+339 ha) so với cùng kỳ.

 

 

Bên cạnh đó, cùng với chính sách khuyến khích của tỉnh để thực hiện chủ trương duy trì và sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa hiện có, bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tập trung cải tạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo, hiệu quả kinh tế từ cây lúa được nâng lên là những nguyên nhân quan trọng phục hồi diện tích lúa trong vụ Đông xuân này, lấn át 1 phần diện tích mía./.

 

 

Võ Trung Hiếu (Phòng Thống kê Nông nghiệp)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay2,488
  • Tháng hiện tại30,159
  • Tổng lượt truy cập1,468,098
ChiSoThongKe
xúc tiến đầu tư
công khai minh bạch
góp ý văn bản dự thảo
cải cách hành chính
đạo đức HCM
hỏi đáp
thư điện tử
kế hoạch
lịch làm việc

Liên kết website

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây