TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Thứ tư - 23/09/2015 21:45 108 0

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

9 tháng đầu năm 2015, tình hình sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước thực hiện 214,10 tỉ đồng (theo giá SS 2010) đạt 58,63% kế hoạch năm và giảm 4,96% so cùng kỳ, trong đó giá trị trồng và nuôi rừng ước thực hiện 10,31 tỉ đồng, chiếm 4,82% tổng giá trị lâm nghiệp, so với cùng kỳ giảm 28,93%; khai thác lâm sản ước thực hiện 191,99 tỉ đồng, chiếm 89,68%, so với cùng kỳ giảm 3,63%; thu nhặt sản phẩm từ rừng ước thực hiện 3,94 tỉ đồng, chiếm 1,83%, so với cùng kỳ giảm 4,51%; dịch vụ lâm nghiệp ước thực hiện 7,85 tỉ đồng, chiếm 3,67%, so với cùng kỳ tăng 5,96%.

Tính đến trung tuần tháng 9 năm 2015, trên địa bàn tỉnh các dự án rừng, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đã trồng mới tập trung được 190,60 ha, đạt 60,51% kế hoạch năm, giảm 50,80% (- 196,80 ha) so với cùng kỳ. Nguyên nhân do diện tích đất trồng rừng còn lại ngày càng giảm; công tác giải quyết và thu hồi đối với số giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất lâm nghiệp, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích còn chậm; tiến độ trồng rừng của các Ban quản lý (BQL) khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chậm so với kế hoạch đề ra.

Về công tác chăm sóc rừng, các BQL khu rừng đã hoàn thành xong công đoạn chăm sóc rừng lần 1 và đang triển khai thực hiện công đoạn chăm sóc rừng trồng lần 2; tuy nhiên diện tích rừng trồng được chăm sóc trong kỳ được 1.634 ha, đạt 100% kế hoạch năm, nhưng giảm 30,73% (- 725 ha) so với cùng kỳ, nguyên nhân do diện tích rừng trồng mới những năm trước đưa vào chăm sóc giảm.

Diện tích rừng trồng được khoanh nuôi tái sinh đạt 6.965 ha, giảm 0,01% (- 01 ha) so cùng kỳ, nguyên nhân do những năm gần đây công tác khoanh nuôi được các dự án đầu tư chăm sóc tốt, rừng ít bị tác động, diện tích khoanh nuôi phát triển tốt, khả năng thành rừng cao.

Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 51.028 ha, tăng 2,94% (+ 1.458 ha) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng do diện tích được chăm sóc đưa vào bảo vệ tăng. Hiện nay Tây Ninh đang tiếp tục thực hiện rà soát Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020, gắn bảo vệ và phát triển rừng với nâng cao chất lượng đời sống của người sản xuất, phát huy tác dụng của rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, đặc biệt là rừng phòng hộ cho hồ Dầu Tiếng, bảo tồn di tích lịch sử, góp phần phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh.

Sản lượng gỗ khai thác ước thực hiện 48.620 m3, giảm 4,37% (- 2.221 m3) so với cùng kỳ, chủ yếu do diện tích tỉa thưa rừng trồng giảm, trong đó gỗ của thành phần kinh tế nhà nước đạt 18.419,70 m3, thành phần kinh tế cá thể đạt 30.200,30 m3. Sản lượng gỗ giảm tập trung cả 2 thành phần kinh tế nhà nước do diện tích tỉa thưa rừng trồng giảm, còn thành phần kinh tế cá thể giảm do diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán có xu hướng giảm, chuyển sang trồng cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Củi khai thác đạt 234.090 ste, giảm 3,13% so với cùng kỳ (- 7.560 ste); củi khai thác chủ yếu thu từ cây trồng phân tán trong nhân dân; một số sản phẩm thu ngoài rừng tự nhiên như tre, trúc, tầm vông có xu hướng giảm dần do hiệu quả kinh tế không cao; một số diện tích đã chuyển sang trồng cây lâu năm nên sản lượng giảm mạnh.

Thu nhặt sản phẩm từ rừng giảm do chủ trương đóng cửa rừng, nên sản phẩm thu từ rừng tự nhiên hầu như không còn; các sản phẩm thu được đa số là các sản phẩm tận thu từ các rừng nghèo, phân tán nằm rải rác trên các huyện có rừng không tập trung.

Nhìn chung, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, khả năng trồng mới rừng không đạt kế hoạch đề ra do diện tích trồng rừng còn lại ngày càng giảm so với những năm trước đây. Công tác chăm sóc rừng trồng được triển khai thực hiện tốt, công tác bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tổ chức thực hiện tốt và tăng hơn cùng kỳ, rừng ít bị tác động, phát triển ổn định, diện tích khoanh nuôi có khả năng thành rừng cao. Công tác phòng chống cháy rừng được đảm bảo, tình hình chặt phá rừng giảm về số vụ so với cùng kỳ; sản lượng khai thác gỗ giảm do thực hiện tỉa thưa rừng trồng giảm.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh, để thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, bảo đảm phát triển bền vững cho những năm tiếp theo cần có những giải pháp khả thi để phát triển, trong đó:

- Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, ngành lâm nghiệp cần tiếp tục thực hiện rà soát Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020, gắn bảo vệ và phát triển rừng với nâng cao chất lượng đời sống của người sản xuất. Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân tham gia công tác bảo vệ và chống phá rừng. Sắp xếp, tăng cường lực lượng kiểm lâm để đảm bảo tốt vai trò là lực lượng nồng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, vừa tham gia các nhiệm vụ về giao đất, giao rừng, khuyến lâm và thống kê, kiểm kê rừng trên địa bàn;

 

- Triển khai công tác trồng rừng đến các hộ nhận khoán, đối với những diện tích đã trồng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng quy trình, cây giống trồng rừng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;

                - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển rừng sản xuất, phát triển du lịch sinh thái, trồng cây dược liệu, cây dưới tán rừng thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các BQL rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, bảo vệ rừng.

 

              Người viết tin: Mai Hữu Đạt (Trưởng phòng Nông nghiệp, Cục Thống kê)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay1,498
  • Tháng hiện tại41,176
  • Tổng lượt truy cập1,424,960
ChiSoThongKe
xúc tiến đầu tư
công khai minh bạch
góp ý văn bản dự thảo
cải cách hành chính
đạo đức HCM
hỏi đáp
thư điện tử
kế hoạch
lịch làm việc

Liên kết website

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây