ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014-2015

Thứ sáu - 17/07/2015 21:15 201 0

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG  VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2014-2015

Tình hình sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân 2014-2015 diễn ra tương đối ổn định. Thủy lợi thực sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng của tỉnh nhà.

Quá trình vận hành và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã để lại dấu ấn sâu sắc, gắn với tăng trưởng - phát triển nông nghiệp. Do hệ thống kênh mương thủy lợi đã được bê tông hóa đảm bảo nguồn nước tưới, tiêu; phần lớn diện tích đất Tây Ninh được tưới tiêu chủ động nên có khả năng đa dạng hóa cây trồng, nhất là luân canh cây trồng cạn (đậu phộng, thuốc lá, rau,…) với lúa đảm bảo bền vững cả về sinh thái và kinh tế.

Tây Ninh đã tiến hành quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cũng như khai thác tốt lợi thế so sánh các vùng sinh thái, phát triển các loại cây thế mạnh riêng của từng địa phương trong tỉnh. Từ đó đã định hình các vùng nguyên liệu nông sản chuyên canh với quy mô khá lớn với các loại cây trồng chủ đạo như lúa, mì, mía.Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch dẫn đến sản xuất không ổn định; thiếu thị trường tiêu thụ, giá cả một số nông sản không ổn định, làm cho việc chuyển đổi cây trồng diễn ra thường xuyên, do đó cơ cấu cây trồng thay đổi.

Tình hình sâu bệnh trong vụ có phát sinh nhưng ảnh hưởng không đáng kể, do người sản xuất đã chủ động trong việc phòng trừ sâu bệnh. Việc đầu tư chăm sóc cho cây trồng trong vụ được người dân quan tâm nên năng suất của một số cây trồng chủ yếu tương đối ổn định, nhiều loại cây trồng có năng suất tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình sản xuất của một số cây trồng chủ yếu trong vụ:

 

- Cây lúa: do thời tiết thuận lợi đã làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, sản xuất liên kết bốn nhà, nông dân được hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lúa, từ đó đã góp phần đảm bảo an ninh lượng thực, phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa v.v...

Ở Tây Ninh, vụ lúa Đông xuân là vụ hoàn toàn nằm trong mùa nắng, cường độ quang hợp mạnh nên nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa cao, vì thế năng suất thường cao hơn các vụ khác trong năm. Một số diện tích nằm cập theo sông Vàm Cỏ Đông, đất tốt vì điều kiện ngập nước liên tục (3 - 4 tháng) trước khi canh tác lúa Đông xuân, ít gặp mưa bão, chênh lệch biên độ nhiệt giữa ngày và đêm vào giai đoạn trổ đến chín thích hợp nên năng suất lúa trong vụ đạt 57,50 tạ/ha, so với cùng kỳ tăng 1,58%, với sản lượng lúa thu hoạch đạt 255.059,68 tấn, tăng 5,85% (+ 14.085,44 tấn) so với cùng kỳ năm 2014.

 

Thời gian qua trên địa bàn huyện Bến Cầu, nông dân sản xuất lúa được sự quan tâm, hỗ trợ bằng nhiều chính sách thiết thực của Nhà nước. Thực hiện Quyết định số 2061/QĐ-UBND, ngày 15/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh: Phê duyệt Đề án “Xây dựng mạng lưới nhân giống lúa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”, hiện nay trên địa bàn xã Long Chữ, huyện Bến Cầu, Tổ Hợp tác nhân lúa giống Long Chữ đã được tổ chức hoạt động từ cuối năm 2014. Mục đích là nhằm cung ứng giống lúa chất lượng đến bà con nông dân trong và ngoài huyện cho sản xuất đại trà và cánh đồng mẫu lớn, từng bước mở rộng vùng diện tích sử dụng giống lúa cấp xác nhận để tăng năng suất, từng bước thay đổi, xóa bỏ tập quán tự nhân lúa giống không đảm bảo chất lượng tại các nông hộ, tiến tới điều chỉnh cơ cấu giống phù hợp với điều kiện sinh thái và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao trình độ quản lý, sản xuất của người trồng.

 

             Với những chính sách khuyến khích của tỉnh để thực hiện chủ trương duy trì và sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa hiện có, bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tập trung cải tạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo nên sản lượng lúa sẽ ổn định và có xu hướng tăng, hiệu quả kinh tế từ cây lúa sẽ dần tăng lên thời gian tới.

 

 

 

- Cây mì: do chi phí thấp, hiệu quả kinh tế đem lại cao đã tạo tâm lý phấn chấn cho người sản xuất nên mức độ đầu tư những năm gần đây ngày càng tăng. Giá mì năm trước ổn định, nông dân trồng mì có lợi nhuận khá nên năm nay ngoài tăng trưởng diện tích khá nhanh cây mì còn được tăng cường đầu tư, chăm sóc. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, diện tích những vùng đất thấp người dân tiến hành xuống giống sớm, trồng mì tưới ngắn ngày nên diện tích bị ngập úng không nhiều, ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất, sản lượng chung của cả tỉnh. Cụ thể: năng suất mì trong vụ đạt 324,31 tạ/ha, tăng 2,10 %; sản lượng mì đạt 1.868.304,69 tấn, tăng 16,52% (+ 264.931,42 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sản lượng tăng do diện tích gieo trồng và năng suất đều tăng so với cùng kỳ.

Cây mì là cây lương thực quan trọng của tỉnh, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: làm lương thực, sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm nhiên liệu sinh học…Với giá cả ổn định như hiện nay, cây mì đạt lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cao nên diện tích và sản lượng mì được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

- Cây mía: Do hiệu quả kinh tế mang lại thấp hơn so với cây mì và một số cây trồng khác nên diện tích gieo trồng ngày càng giảm. Chính do hiệu quả kinh tế không cao nên mức độ đầu tư, chăm sóc trên cây mía cũng có xu hướng giảm dần, cùng với sự phá hoại của sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu nên năng suất đạt thấp, đạt 734,28 tạ/ha, giảm 3,12 % so với cùng kỳ. Do diện tích, năng suất giảm nên sản lượng đạt 1.046.003,13 tấn, giảm 25,07% (- 350.030,73 tấn) so cùng kỳ năm trước.

Cây mía đang trong thời kỳ khó khăn, cơ chế th trường, giá cả các loại cây trồng biến động theo hướng bất lợi cho người trồng mía. Những khó khăn hiện tại chưa có hướng giải quyết triệt để trong thời gian tới nên khả năng diện tích và sản lượng mía sẽ tiếp tục giảm.

- Cây thuốc lá: là cây trồng có hiệu quả kinh tế nhưng lại tốn khá nhiều công chăm sóc, công thu hoạch. Diện tích thuốc lá tập trung ở các huyện Châu Thành, Trảng Bàng, Bến Cầu. Vào đầu vụ Đông xuân năm nay có sương mù dẫn đến cây thuốc lá bị xoắn đọt, tuy được đầu tư chăm sóc tốt nhưng năng suất trong vụ vẫn giảm so với cùng kỳ. Năng suất gieo trồng trong vụ đạt 22,94 tạ/ha, so với cùng kỳ giảm 10,47% (- 2,68 tạ/ha). Sản lượng thu hoạch đạt 5.754,79 tấn, so với cùng kỳ giảm 34,62% (- 3.046,7 tấn); sản lượng thu hoạch giảm mạnh do năng suất và diện tích gieo trồng đều giảm.

- Cây ớt: năng suất đạt 111,28 tạ/ha, so với cùng kỳ tăng 0,48% (+ 0,53 tạ/ha). Ớt là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao; tuy nhiên, ớt trồng chuyên canh dễ sâu bệnh, mặt khác trong vụ có một số hộ trồng ớt ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành trồng giống ớt không đảm bảo chất lượng, cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến năng suất đạt thấp. Sản lượng ớt thu hoạch trong vụ đạt 14.538,70 tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 15,90% (-2.748,47 tấn); sản lượng giảm mạnh do diện tích gieo trồng giảm.

              Nông nghiệp - nông dân - nông thôn là ba bộ phận có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau. Làm sao để nông nghiệp ổn định, đời sống nông dân được nâng cao, nông thôn phát triển luôn là câu hỏi khó được đặt ra đối với chính quyền các cấp. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Tây Ninh luôn quan tâm đến vấn đề này nên đã có nhiều chính sách tập trung nguồn lực cho phát triển Nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

 

Võ Trung Hiếu (Phòng Thống kê Nông nghiệp)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,471
  • Tháng hiện tại30,142
  • Tổng lượt truy cập1,468,081
ChiSoThongKe
xúc tiến đầu tư
công khai minh bạch
góp ý văn bản dự thảo
cải cách hành chính
đạo đức HCM
hỏi đáp
thư điện tử
kế hoạch
lịch làm việc

Liên kết website

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây