Báo cáo đánh giá

Tình hình kinh tế xã hội tháng 01 năm 2023

Tình hình kinh tế xã hội tháng 01 năm 2023

  •   30/01/2023 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 853
  •   Phản hồi: 0
Tháng 01 năm 2023 trùng với dịp Tết Nguyên đán Quý Mão nên các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh rất nhộn nhịp và sôi động. Thị trường khá ổn định, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu luôn dồi dào đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết, giá cả hàng hoá ổn định, không biến động nhiều.Sản xuất nông nghiệp, diễn tiến thời tiết thuận lợi, bảo đảm tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân. Dịch bệnh chăn nuôi được kiểm soát tốt, các đàn gia súc duy trì ổn định, đàn gia cầm phát triển mạnh, nhất là đàn gà. Sản phẩm heo thịt xuất chuồng có xu hướng tăng với sự liên kết các chuỗi tiêu thụ, sản phẩm thịt và trứng gia cầm tiếp tục tăng so cùng kỳ.Sản xuất công nghiệp tháng này giảm hơn tháng trước, chủ yếu do giảm thời gian hoạt động, các doanh nghiệp cho công nhân nghỉ Tết sớm hơn. Các hoạt động văn hóa, xã hội, thông tin tuyên truyền phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương; các chính sách về an sinh xã hội chăm lo đời sống cho người dân được quan tâm nhất là các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn, thiếu hoặc mất việc làm trong dịp giáp tết Nguyên đán Quý Mão,

Tình hình kinh tế xã hội năm 2022

  •   30/12/2022 10:00:00 PM
  •   Đã xem: 751
  •   Phản hồi: 0
Năm 2022, ngay từ đầu năm UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, quyết tâm hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2022. Nhờ thực hiện tốt Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, tạo đà thuận lợi cho các hoạt động kinh tế -xã hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, năm qua kinh tế của tỉnh cũng chịu những tác động bất lợi từ nhiều yếu tố, như tác động của thị trường năng lượng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và hậu quả của đại dịch COVID-19 dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu .... Trong nước, cũng như trên địa bàn tỉnh công tác phòng, chống dịch cúm A, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ Châu Phi và các loại dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp; giá cả hàng hoá, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, nhất là giá xăng dầu, chi phí đầu vào, vận tải tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng bộ và chính quyền địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình KTXH trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đạt và vượt cả 19/19 chỉ tiêu kế hoạch đề ra,

Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 năm 2022

  •   28/11/2022 11:00:00 PM
  •   Đã xem: 620
  •   Phản hồi: 0
Tháng 11/2022, do ảnh hưởng nguồn cung năng lượng, tác động từ xung đột quân sự tại Ukraina kéo dài, khiến nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất, cũng như thị trường xuất khẩu đi các nước Châu Âu của các doanh nghiệp có phần sụt giảm, ảnh hưởng nhất định đến sản xuất công nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động thương mại dịch vụ lại sôi động hơn, do nhu cầu mua sắm tăng vào dịp cuối năm, cùng các chương trình khuyến mại, giảm giá đang được các doanh nghiệp sản xuất, phân phối triển khai, nhằm hưởng ứng tháng khuyến mại tập trung quốc gia do Bộ Công thương tổ chức phát động từ ngày 15/11/2022. Sản xuất nông nghiệp, gieo trồng vụ mùa duy trì ổn định, ngành chăn nuôi tiếp tục xu hướng phát triển tích cực, liên kết xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đang được triển khai thực hiện. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá cao, nhiều khoản thu đã vượt dự toán năm; chi ngân sách đảm bảo hoạt động thường xuyên, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ; Các hoạt động văn hóa, xã hội diễn biến bình thường; Các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và an ninh quốc phòng được duy trì.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 năm 2022

  •   27/10/2022 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 363
  •   Phản hồi: 0
Tháng 10 năm 2022, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng như cả nước, dịch Covid-19 được kiểm soát, kinh tế xã hội trên đà phục hồi tốt. Tuy nhiên, do những tác động từ bối cảnh chung, biến động giá năng lượng từ xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina, ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường thế giới có phần hạ nhiệt, tác động đến đầu ra của sản phẩm làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có phần chựng lại, ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng những tháng cuối năm. Do vậy, tình hình sản xuất các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng này có phần chậm lại so tháng trước. Các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ vẫn duy trì đà tăng trưởng khá. Về sản xuất nông nghiệp, do thời tiết không thuận lợi khiến tiến độ gieo trồng vụ mùa có chậm lại, nhưng ngành chăn nuôi vẫn duy trì phát triển tích cực, nhờ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, một số khoản đã vượt dự toán năm; chi ngân sách đảm bảo họat động thường xuyên, chương trình mục tiêu, nhiệm vụ; Các hoạt động văn hóa, xã hội trở lại bình thường; bảo đảm chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền ững và an ninh quốc phòng.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2022

  •   27/09/2022 03:00:00 PM
  •   Đã xem: 603
  •   Phản hồi: 0
Những tháng đầu năm 2022, sau giai đoạn đại dịch, bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro với tác động lan tỏa từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na, khiến tình hình lạm phát, giá cả hàng hoá, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, thống nhất từ Chính phủ, đến chính quyền các cấp ở địa phương, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của tỉnh tiếp tục phục hồi rõ nét và đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, các hoạt động kinh tế, đời sống dân cư cơ bản trở lại bình thường; sản xuất nông nghiệp cơ cấu cây trồng chuyển đổi theo hướng tập trung hơn; chăn nuôi thu hút được một số dự án có quy mô lớn; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhìn chung đều phục hồi tích cực, đạt mức tăng trưởng khá. Các chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tiêu dùng; Vốn đầu tư toàn xã hội; Giao thông vận tải; thu, chi ngân sách..... đều có mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm, các Tổ chức tài chính Quốc tế đều dự báo hạ mức tăng trưởng toàn cầu năm 2022 so với dự báo đưa ra trước đó ; Xung đột tại U-crai-na đã làm gián đoạn đáng kể hoạt động thương mại và sản xuất các mặt hàng năng lượng, biến động giá dầu thô, chi phí logistics, chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng...Trong nước, áp lực kiểm soát lạm phát gia tăng, chịu tác động mạnh của những biến động từ bên ngoài; biến động khí hậu diễn biến phức tạp khó lường, nhiều nguy cơ xảy ra thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh..., Ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 8 năm 2022

  •   26/08/2022 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 239
  •   Phản hồi: 0
Dịch bệnh Covid-19 mặc dù đã được kiểm soát, nhưng vẫn diễn biến phức tạp, gần đây lại xuất hiện biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn. Các ngành, các cấp ở địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng chống dịch, thúc đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vac xin, mũi 3-4. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội diễn ra bình thường, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực. So với 8 tháng năm 2021 , các chỉ số kinh tế đều tăng khá: IIP công nghiệp (+18,10%); doanh thu bán lẻ hàng hoá (+25,02%); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác (+32,02%); doanh thu dịch vụ vận tải (+54,10%). Sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng được duy trì; chăn nuôi, thu hút được các dự án mới có quy mô lớn. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá so với dự toán, chi ngân sách đảm bảo phục vụ chi cho các họat động thường xuyên, tăng chi cho các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ; Các hoạt động văn hóa, xã hội đã trở lại bình thường; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; An ninh quốc phòng được đảm bảo.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 năm 2022

  •   26/07/2022 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 263
  •   Phản hồi: 0
Dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội, nhưng tác động việc tăng giá xăng dầu, làm chi phí đầu vào tăng cao;khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn biến bất thường, trái quy luật...ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, thống nhất từ Chính phủ, đến chính quyền các cấp ở địa phương, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế 7 tháng phục hồi và phát triển mạnh, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng (+11,02%); doanh thu bán lẻ hàng hoá (+16,33%); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác (+20,88%);doanh thu dịch vụ vận tải (+44,35%)....Sản xuất nông nghiệp, tiến độ xuống giống cây hàng năm xấp xỉ cùng kỳ, chăn nuôi có chuyển biến tích cực, thu hút được nhiều dự án với quy mô lớn. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá so với dự toán, chi ngân sách đảm bảo phục vụ chi cho các họat động thường xuyên, và tăng nhiều chi cho các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ; Các hoạt động văn hóa, xã hội dần trở lại bình thường; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; An ninh quốc phòng được đảm bảo

Tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022

  •   29/06/2022 11:00:00 PM
  •   Đã xem: 257
  •   Phản hồi: 0
Trong 6 tháng đầu năm, sau giai đoạn đại dịch, bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro với tác động lan tỏa từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na, khiến tình hình lạm phát, giá cả hàng hoá, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tác động không ít đến nền kinh tế hội nhập của Việt Nam. Đối đầu với những thách thức mới, ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sản xuất, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, sau đại dịch. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, thống nhất từ Chính phủ, đến chính quyền các cấp ở địa phương, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đã vượt qua và tiếp tục phục hồi rõ nét và đạt được kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, hầu hết các chỉ số kinh tế - xã hội 6 tháng đều có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ. Thời gian tới, theo dự báo của các Tổ chức tài chính Quốc tế, kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi chậm lại; cạnh tranh chiến lược diễn biến phức tạp hơn, nhất là xung đột tại U-crai-na có thể kéo dài, tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 năm 2022

  •   30/05/2022 09:00:00 PM
  •   Đã xem: 257
  •   Phản hồi: 0
Tháng 5/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc giảm sâu, các hoạt động kinh tế- xã hội của tỉnh đã trở lại trạng thái bình thường mới, một số lĩnh vực kinh tế đạt được mức tăng trưởng khá mặc dù chưa bằng như trước khi có dịch. Sản xuất nông nghiệp, các cây trồng vụ Đông Xuân đã cơ bản thu hoạch xong, năng suất và sản lượng lúa đều tăng hơn cùng kỳ, chăn nuôi tiếp tục phát triển nhất là ở đàn gia cầm, cả về tổng đàn và sản phẩm chăn nuôi như thịt gia cầm, sữa và trứng đều tăng; chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu thương mại 05 tháng đều có mức tăng trưởng khá. Thu ngân sách trên địa bàn đạt chưa bằng so với cùng kỳ, nhưng chi ngân sách đảm bảo phục vụ chi cho các họat động thường xuyên, và tăng nhiều chi cho các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ; Các hoạt động văn hóa, xã hội dần trở lại bình thường sau thời gian hạn chế để phòng chống dịch Covid-19; Công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền các ngày lễ lớn, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương; trật tự an toàn xã hội ổn định, An ninh quốc phòng được đảm bảo

Tình hình kinh tế xã hội tháng 4 năm 2022

  •   27/04/2022 09:00:00 PM
  •   Đã xem: 319
  •   Phản hồi: 0
Tháng 4/2022, bối cảnh tình hình thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường tình hình xung đột quân sự Nga-Ukraine, tác động giá dầu thô và nhiều loại hàng hoá khác. Trong nước, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát số ca nhiễm giảm dần nhờ chiến lược tiêm Vắc- xin ngừa Covid-19 bao phủ trong cộng đồng; các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong tháng dần được khôi phục, nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Về sản xuất nông nghiệp, thời tiết mặc dù xuất hiện một số cơn mưa trái mùa, nhưng nhìn chung vẫn thuận lợi, nông dân khẩn trương thu hoạch vụ Đông xuân và xuống giống đồng loạt các loại cây trồng vụ Hè thu. Sản xuất chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ quy mô lớn nhỏ lẻ sang trang trại, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, nhất là đàn gà và đàn heo. Sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải đang dần được phục hồi, và phát triển nhưng chưa đạt mức tăng trưởng như trước đợt dịch covid-19. Các hoạt động văn hóa, xã hội dần được khởi sắc trở lại, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, nhằm phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19; Các hoạt động chăm lo đối với các đối tượng chính sách, đối tượng bị nhiễm bệnh Covid-19 được các cấp, các ngành quan tâm chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2022

  •   29/03/2022 12:00:00 AM
  •   Đã xem: 279
  •   Phản hồi: 0
Quý I năm 2022, bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; sự phục hồi kinh tế thiếu ổn định, giá dầu thô và nhiều loại hàng hoá cơ bản khác có xu hướng tăng, ở trong nước, dịch Covid-19 tuy cơ bản được kiểm soát nhưng số ca nhiễm vẫn tăng cao; tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong quý, dự báo có thể cả những tháng tiếp theo của năm 2022. Về sản xuất nông nghiệp, thời tiết mặc dù xuất hiện một số cơn mưa trái vụ, nhưng nhìn chung vẫn thuận lợi cho gieo trồng vụ Đông xuân. Tình hình tiêu thụ ổn định, giá cả một số nông sản có xu hướng tăng do nhu cầu dịp tết. Sản xuất chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ quy mô lớn nhỏ lẽ sang trang trại, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, nhất là đàn gà và đàn heo. Sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải phục hồi phát triển nhưng chưa đạt mức tăng trưởng trước đợt dịch covid-19. Các hoạt động văn hóa, xã hội trong các dịp lễ, Tết dần được khởi sắc trở lại, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, nhằm phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19; Các hoạt động chăm lo đối với các đối tượng chính sách trong dịp lễ, Tết được các cấp, các ngành tập trung quan tâm chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo

Tình hình kinh tế xã hội tháng 02 năm 2022

  •   01/03/2022 12:00:00 AM
  •   Đã xem: 268
  •   Phản hồi: 0
Tháng hai, trùng vào dịp Tết Nhâm Dần, một số hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng nhất định do thời gian nghỉ Tết, tình hình dịch bệnh (Covid-19) trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, số ca nhiễm giảm, nhưng trong nước một số nơi số ca nhiễm tăng, và diễn biến hết sức phức tạp. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện đồng bộ với các giải pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, để phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bảo đảm an sinh xã hội. Hai tháng đầu năm, nhìn chung các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh vẫn bảo đảm duy trì nhịp độ tăng trưởng nhưng với mức độ chưa đạt theo kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Các hoạt động văn hóa, xã hội trong các dịp lễ, Tết cũng bị ảnh hưởng, nhưng dần nới lỏng được phép hoạt động trở lại,và phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, nhằm phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19; Các hoạt động chăm lo đối với các đối tượng chính sách trong dịp lễ, Tết được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chăm lo chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo

Tình hình kinh tế xã hội tháng 01 năm 2022

  •   27/01/2022 05:00:00 PM
  •   Đã xem: 564
  •   Phản hồi: 0
Tháng 01/2022, tình hình đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, số ca lây nhiễm giảm, tuy nhiên theo dự báo tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh được khôi phục trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, một số loại hình kinh doanh dịch vụ đã được hoạt động trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi chậm. Sản xuất nông nghiệp, thời tiết tương đối thuận lợi, tiến độ gieo trồng vụ Đông xuân ổn định. Dịch bệnh chăn nuôi được kiểm soát và ngăn chặn, chăn nuôi duy trì ổn định ở đàn bò và phát triển mạnh ở đàn gia cầm nhất là đàn gà. Sản phẩm thịt heo xuất chuồng, sau một thời gian giảm đang có xu hướng tăng trở lại, sản phẩm thịt và trứng gia cầm tăng khá cao so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang tiếp tục phục hồi; Các hoạt động văn hóa, xã hội, tập trung vào việc tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương; các chính sách về an sinh xã hội chăm lo đời sống cho người dân được quan tâm nhất là các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong dịp đón tết Nguyên đán sắp đến ./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và cả năm 2021

  •   29/12/2021 10:00:00 PM
  •   Đã xem: 919
  •   Phản hồi: 0
Năm 2021, tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát diễn biến lây lan nhanh, hết sức khó khăn tỉnh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, kéo dài hơn 02 tháng, đến nay tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên số ca lây nhiễm trong cộng đồng gần đây có xu hướng tăng cao. Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, biện pháp phòng chống dịch phù hợp với nguy cơ cấp độ dịch, đồng thời ban hành phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh; kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm đã có dấu hiệu khởi sắc hơn, Sản xuất nông nghiệp diện tích năng suất sản lượng cây hàng năm, duy trì ổn định; cây lâu năm chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây trồng có hiệu quả hơn; Chăn nuôi, đàn gia súc chịu tác động dịch Viêm da nổi cục trên trâu, bò, đang được khống chế; Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ảnh hưởng đến đà phục hồi đàn heo. Riêng đàn gia cầm vẫn phát triển mạnh nhất là đàn gà, sản lượng gà thịt xuất chuồng và trứng gia cầm đều tăng cao so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang tiếp tục phục hồi; Thu ngân sách cũng bị ảnh hưởng của Dịch Coviđ-19, giảm nguồn thu từ các cơ sở SXKD tạm ngừng hoạt động, chi ngân sách đảm bảo các khoản chi thường xuyên và tập trung cho đầu tư phát triển, ưu tiên công tác phòng chống dich; Các hoạt động văn hóa, xã hội, gắn liền với việc tuyên truyền người dân ý thức các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, không được lơi là chủ quan. Thực hiện các gói hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021

  •   29/11/2021 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 123
  •   Phản hồi: 0
Tháng 11.2021, tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ở trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên số ca lây nhiễm trong cộng đồng thời gian gần đây có xu hướng tăng cao. Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, biện pháp phòng chống dịch phù hợp với nguy cơ cấp độ dịch, đồng thời ban hành phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh; Tiến độ gieo trồng và thu hoạch vụ Mùa, duy trì tương đương cùng kỳ, Chăn nuôi, đàn gia súc chịu tác động dịch Viêm da nổi cục trên trâu, bò, đang được khống chế; Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ảnh hưởng đến đà phục hồi đàn heo. Riêng đàn gia cầm vẫn phát triển mạnh nhất là đàn gà, sản lượng gà thịt xuất chuồng và trứng gia cầm đều tăng cao so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang tiếp tục đà phục hồi; Thu ngân sách một số khoản đạt khá so với dự toán và cùng kỳ, chi ngân sách đảm bảo các khoản chi thường xuyên và tập trung cho đầu tư phát triển và các chương trình mục tiêu; Các hoạt động văn hóa, xã hội, tiếp tục tuyên truyền người dân ý thức các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, không được lơi là chủ quan. Thực hiện các gói hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021

  •   27/10/2021 11:00:00 PM
  •   Đã xem: 118
  •   Phản hồi: 0
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư cơ bản được kiểm soát, Tỉnh đã điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch phù hợp với nguy cơ cấp độ dịch, đồng thời ban hành phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh áp dụng trong phạm vi các vùng xác định cấp độ dịch bệnh, các lĩnh vực kinh tế xã hội địa bàn tỉnh tháng này đã khởi sắc hơn, và dự báo những tháng cuối năm duy trì phát triển tốt hơn. Sản xuất nông nghiệp, trồng trọt cơ bản thuận lợi, các cây trồng chính duy trì ổn định diện tích, năng suất, sản lượng so với cùng kỳ. Chăn nuôi chịu tác động dịch Viêm da nổi cục trên trâu, bò đang lây lan nhanh chưa có thuốc đặc trị, Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện trở lại, gây khó khăn cho ngành nuôi gia súc. Riêng đàn gia cầm vẫn phát triển mạnh nhất là đàn Gà, sản lượng Gà thịt xuất chuồng và trứng gia cầm tăng cao so cùng kỳ. Tình hình sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang dần phục hồi, tăng trưởng mạnh so tháng trước, nhưng chưa bằng tháng cùng kỳ; Thu ngân sách trên địa bàn một số khoản đạt khá so với dự toán và cùng kỳ, chi ngân sách đạt khá cao nhất là chi cho đầu tư phát triển đã vượt dự toán; Các hoạt động văn hóa, xã hội, tiếp tục tuyên truyền người dân ý thức các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Thực hiện các gói hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021

  •   27/09/2021 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 286
  •   Phản hồi: 0
Kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2021, cũng như các tỉnh miền Nam khác, đã bị tác động nặng nề bởi đợt bùng phát đại dịch covid-19 lần thứ tư. Từ giữa tháng 9, nhờ việc điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch phù hợp với nguy cơ cấp độ dịch, đồng thời ban hành phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh áp dụng trong phạm vi các vùng xác định cấp độ dịch bệnh, các lĩnh vực kinh tế xã hội bắt đầu dần khôi phục, có tăng hơn tháng trước. Nông nghiệp, diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu 9 tháng đầu năm giảm hơn cùng kỳ, chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Tình hình chăn nuôi đàn trâu, bò gặp khó khăn do bệnh Viêm da nổi cục đang lây lan rộng; đàn heo và đàn gia cầm, chủ yếu là đàn gà nuôi công nghiệp,tiếp tục duy trì và phát triển ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp, thực hiện vốn đầu tư phát triển và doanh thu bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, vận tải 9 tháng đều giảm so với cùng kỳ; Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, cả so dự toán và so cùng kỳ, chi ngân sách, đảm bảo chi cho các hoạt động thường xuyên; hoạt động ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng; các hoạt động văn hóa, xã hội, tập trung vào việc tuyên truyền người dân ý thức việc giãn cách xã hội, và tuân thủ nghiêm khuyến cáo “5K” của ngành y tế. Thực hiện các gói hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn trong những ngày giãn cách xã hội chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021

  •   30/08/2021 10:00:00 PM
  •   Đã xem: 106
  •   Phản hồi: 0
Tháng 8/2021 trên địa bàn tỉnh, đợt dịch Covid-19 thứ 4 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, Tây Ninh triệt để thực hiện cách li, giãn cách xã hội, theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm ngăn chặn, phòng trách lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đều bị tác động, dừng hoặc hoạt động trong điều kiện rất nhiều khó khăn. Hầu hết các ngành công nghiệp và các hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải đều bị ảnh hưởng, nhịp độ tăng chậm lại hoặc giảm sút so tháng trước, chủ yếu là do các đơn vị ngưng hoạt động hoặc cắt giảm lao động, thiếu nguồn cung nguyên liệu, đầu ra ảnh hưởng...Sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch một số cây trồng, cũng như sản phẩm chăn nuôi đến kỳ xuất bán. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá so với dự toán, và so với cùng kỳ, chi ngân sách, đảm bảo chi cho các hoạt động thường xuyên, nhưng chi cho đầu tư phát triển tăng khá cao; hoạt động ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng; Các hoạt động văn hóa, xã hội, tập trung vào việc tuyên truyền người dân ý thức việc giãn cách xã hội, và tuân thủ nghiêm khuyến cáo “5K” của ngành y tế. Thực hiện các gói hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ, chăm lo cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn trong những ngày giãn cách xã hội chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021

  •   29/07/2021 04:00:00 PM
  •   Đã xem: 95
  •   Phản hồi: 0
Kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 7/2021, các lĩnh vực đều gặp nhiều khó khăn, do là tháng cao điểm phải triệt để thực hiện cách li, giãn cách xã hội khoảng hơn 02 tuần lễ, nhằm ngăn chặn, phòng trách lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hầu hết các ngành công nghiệp và các hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải đều bị ảnh hưởng, nhịp độ tăng chậm lại hoặc giảm sút so tháng trước, chủ yếu là do các đơn vị ngưng hoạt động hoặc cắt giảm lao động, thiếu nguồn cung nguyên liệu, đầu ra ảnh hưởng...Sản xuất nông nghiệp, tiến độ xuống giống cây hàng năm xấp xỉ cùng kỳ, riêng cây mía diện tích gieo trồng vẫn giảm do hiệu quả cây trồng này thấp. Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá so với dự toán, và so với cùng kỳ, chi ngân sách, chi thường xuyên xấp xỉ cùng kỳ nhưng chi cho đầu tư phát triển tăng khá cao; hoạt động ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng; Các hoạt động văn hóa, xã hội, tập trung vào việc tuyên truyền người dân ý thức việc giãn cách xã hội, và tuân thủ nghiêm khuyến cáo “5K” của ngành y tế nhằm phòng tránh lây lan dịch bệnh, quan tâm hơn chăm lo cho các đối tượng chính sách, các đối tượng gặp khó khăn trong những ngày giãn cách xã hội chu đáo, kịp thời; An ninh quốc phòng được đảm bảo./.

Các tin khác

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay417
  • Tháng hiện tại58,736
  • Tổng lượt truy cập1,317,209
ChiSoThongKe
xúc tiến đầu tư
công khai minh bạch
góp ý văn bản dự thảo
cải cách hành chính
đạo đức HCM
hỏi đáp
thư điện tử
kế hoạch
lịch làm việc
ChiSoThongKe
xúc tiến đầu tư
công khai minh bạch
góp ý văn bản dự thảo
cải cách hành chính
đạo đức HCM
hỏi đáp
thư điện tử
kế hoạch
lịch làm việc

Liên kết website

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây